FOMO, viết tắt của cụm từ Fear of Missing Out, là một hiệu ứng tâm lý phổ biến trong đầu tư chứng khoán đề cập đến nỗi sợ hãi mà một nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư cảm thấy khi bỏ lỡ một cơ hội đầu tư hoặc giao dịch sinh lợi tiềm năng. Vậy làm thế nào để có thể hạn chế hiệu ứng FOMO khi đầu tư vào các thị trường chứng khoán? Bạn hãy cùng tìm hiểu 5 cách để hạn chế hiệu ứng FOMO khi đầu tư trong bài viết dưới đây nhé!
Hiệu ứng FOMO là gì?
Trong cuộc sống, FOMO – Fear of Missing Out – là nỗi sợ hãi mình bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm. Theo nghiên cứu chung, hiệu ứng FOMO là khi bạn cảm thấy lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể có đang có những trải nghiệm hạnh phúc, vui vẻ và thú vị hơn bạn.
Trong thị trường chứng khoán, FOMO là khi bạn theo dõi một phiếu nào đó, giá cổ phiếu liên tục tăng giá, các nhà đầu tư khác, thậm chí ngay cả bạn bè, đồng nghiệp và người thân của bạn, đều bàn luận rất nhiều về cổ phiếu này khiến bạn này sinh tâm lý muốn đưa cổ phiếu này về danh mục của mình dù giá cổ phiếu đó đã rất cao so với giá trị thực của nó. Nguyên nhân là do bạn sợ mình bỏ lỡ cơ hội đầu tư, sợ mình trở thành “người tối cổ”, “lạc hậu” khi thị trường chứng khoán uptrend từng ngày.
Tại sao bạn bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO?
Cảm giác sợ bỏ lỡ một cơ hội đầu tư xảy ra khi bạn nhận thấy một đợt tăng giá mạnh của một cổ phiếu. Cảm giác này càng trở nên lớn hơn khi thị trường tiếp tục hành động một cách phi lý trí và tăng đáng kể trong một thời gian tương đối ngắn. Điều này thôi thúc bạn: “Tôi cần thực hiện động thái này ngay; Tôi không thể để cơ hội này vụt qua mình”.
Về bản chất, thôi thúc tham gia vào biến động giá làm ảnh hưởng đến phán đoán của bạn, khiến bạn khó thực hiện các phân tích cần thiết về cổ phiếu trước khi đặt lệnh giao dịch.
Một số nguyên nhân khiến bạn bị dễ dàng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO:
- Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và làm theo số đông
- Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội
- Quá kỳ vọng vào thị trường
- Quá tự tin hoặc tự ti và thiếu kiên nhẫn
- Mong muốn có những chiến thắng lớn
- Nhiều lần gặp thất bại khiến bản thân càng khao khát có chiến thắng
Tại sao bạn nên tránh hiệu ứng FOMO?
FOMO là một vấn đề phổ biến trong giao dịch tài chính và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai – từ những nhà đầu tư mới có tài khoản giao dịch bán lẻ đến những nhà đầu tư chuyên nghiệp làm việc cho các tổ chức lớn – đều có thể sợ bị bỏ lỡ.
Từ các cuộc nghiên cứu thực tế của các chuyên gia trong thời kỳ mới phát triển của thị trường tài chính cho đến nay, bạn có thể thấy rằng FOMO thực sự rất nguy hiểm đối với các nhà đầu tư, chuyên gia giao dịch. Bạn bắt buộc phải “đánh bại” nó nếu bạn muốn thành công trong quá trình tích lũy tài sản. Tất nhiên, có nhiều lý do tại sao bạn nên tránh hiệu ứng FOMO trong giao dịch và dưới đây là những lý do cụ thể.
Có thể xảy ra tổn thất nghiêm trọng
Các giao dịch được gặp phải hiệu ứng FOMO có khả năng thất bại vì giá đã được kéo dài và sẵn sàng cho một đợt thoái lui hoặc đảo chiều hoàn toàn vào thời điểm bạn tham gia giao dịch. Hơn nữa, hầu hết nạn nhân của FOMO là những người giao dịch theo cảm tính, những người thậm chí không sử dụng lệnh cắt lỗ, vì vậy họ có nguy cơ thua lỗ thảm khốc.
Hiệu ứng FOMO sẽ tạo ra một vòng lặp cho các nhà đầu tư. Khi bạn thấy giá liên tục tăng, cảm giác phấn khích xen lẫn tiếc nuối xuất hiện. Và hành động lúc này là mua ở đỉnh của một chu kỳ. Khi giá có dấu hiệu giảm, bạn có dấu hiệu sợ hãi. Lúc này tâm lý hoặc là sẽ “bán lúa non” hoặc là bạn sẽ bán khi giá rơi về đáy của chu kỳ.
Khó khăn trong việc đặt lệnh dừng lỗ
Khi bạn đặt giao dịch trong tình trạng FOMO, mệnh giá có thể đã di chuyển từ mức nhập lý tưởng vào thời điểm bạn tham gia giao dịch. Thông thường, mức dừng lỗ của bạn phải là một số pips (percentage in points) vượt ra khỏi mức hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh. Nhưng khi bạn theo đuổi một giao dịch đã di chuyển, việc đặt lệnh dừng lỗ ở mức phù hợp khiến bạn phải mạo hiểm nhiều hơn mức bạn thường làm hoặc giảm quy mô vị thế của bạn.
Thói quen giao dịch kém
Ngay cả khi bạn may mắn khi hiệu ứng FOMO mang lại lợi nhuận dành cho bạn, đó vẫn là một lựa chọn sai lầm vì chính những lần may mắn đó sẽ củng cố tích cực thói quen giao dịch kém và sự liều lĩnh của bạn và nguy cơ đầu tư thất bại chỉ bị trì hoãn, chứ không phải là không xảy ra.
Làm thế nào để hạn chế hiệu ứng FOMO khi đầu tư?
Nếu bạn cũng đã từng bị FOMO, bạn hãy thử giải quyết nó theo 5 cách dưới đây nhé.
Thận trọng với những bí quyết được chia sẻ
Các trang web đầu tư, chuyên gia trong ngành, chương trình truyền hình, đồng nghiệp và thậm chí cả các thành viên trong gia đình đều có thể giới thiệu “hot tips” về các vấn đề đầu tư tài chính. Những lời khuyên này có thể rất thiện chí, nhưng thời điểm bạn tiếp nhận thông tin hoặc để bắt đầu đầu tư đã không còn phù hợp.
Vì vậy, đừng bị ảnh hưởng trước hiệu ứng FOMO để rồi bắt đầu đầu tư mà không hiểu rõ thị trường hoặc doanh nghiệp mà bạn muốn đầu tư hoạt động như thế nào, hoặc các rủi ro mà bạn có thể gặp phải. Hãy tự nghiên cứu và dành thời gian cần thiết để xác định xem khoản đầu tư có xứng đáng hay không và có phù hợp với mục tiêu tài chính của bạn hay không.
Lập một kế hoạch tài chính và tuân thủ nó
Phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO đưa ra quyết định mua và bán hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Họ ra quyết định mua nếu thấy giá cổ phiếu tăng một ít, mua mạnh hơn khi giá cổ phiếu tăng mạnh, lo lắng khi giá cổ phiếu giảm, và hoảng loạn bán tháo khi giá cổ phiếu giảm sâu.
Bạn hãy suy nghĩ về kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cũng như mục tiêu tài chính bạn muốn đạt được, thời gian thực hiện và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Việc lập một kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó, và sau đó dễ dàng thực hiện theo nó, chẳng hạn như:
- Đầu tư giá trị: Chọn cổ phiếu có doanh thu, lợi nhuận, cổ tức đều đặn, tăng trưởng tốt. Mua cổ phiếu khi giá giảm, kiên nhẫn nắm giữ và đợi tăng giá.
- Đầu tư tăng trưởng: Chọn cổ phiếu có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều hàng năm, hàng quý và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Mua cổ phiếu khi giá đang tăng và bán theo đà tăng trưởng, thường là mua ở bất cứ giá nào và bán ở giá cao hơn.
Vượt qua những thành kiến cá nhân
Cho dù chúng ta có biết về điều đó hay không, có những thành kiến về hành vi có thể ảnh hưởng đến phản ứng của chúng ta đối với hiệu ứng FOMO. Đây là hai trong số những thành kiến phổ biến nhất:
Thành kiến xác nhận
Chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm các thông tin hỗ trợ, củng cố niềm tin của mình và khẳng định rằng quan điểm của chúng ta là đúng. Giải pháp: Hãy học cách kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ. Tìm kiếm thông tin mâu thuẫn với những gì bạn nghĩ về một khoản đầu tư cụ thể.
Quá tự tin
Nghiên cứu cho thấy nhiều người quá tự tin vào khả năng đầu tư của mình. Có thể nhận ra rằng, hầu hết mọi người không thể “đánh bại thị trường” bằng cách giao dịch thường xuyên. Nhưng bằng cách nào đó, chúng ta lại cảm thấy rằng mình là ngoại lệ. Giải pháp: Hãy tự kiểm tra thực tế. Ngay cả những cố vấn đầu tư chuyên nghiệp cũng có thể phải “vật lộn” để đạt được lợi nhuận tốt hơn thị trường.
Có tầm nhìn dài hạn
Đối với hầu hết các nhà đầu tư, đầu tư để đạt được mục tiêu là một mục tiêu theo đuổi lâu dài. Sự giàu có được xây dựng dần dần theo thời gian, hiếm khi chỉ trong một sớm một chiều. Chống lại sự cám dỗ để hoảng sợ trước tin xấu hoặc đuổi theo những “cơn sốt” đầu tư mới nhất. Hãy kiên nhẫn tập trung vào việc đạt được kế hoạch của bạn và tránh đưa ra quyết định vì hiệu ứng FOMO.
Với tầm nhìn dài hạn, hãy tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, ban lãnh đạo có tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, cơ cấu tài chính hợp lý. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá cao, nhưng xét mặt dài hạn nhà đầu tư vẫn có lãi, giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ vẫn tăng trưởng đều qua các năm.
Tham khảo các nhà quản lý tài sản
Nếu bạn vẫn không biết chắc liệu mình có đang bị FOMO hay không, hoặc một quyết định đầu tư sắp tới có phải do ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông hay không, hãy tìm đến các nhà quản lý tài sản trung lập.
Các chuyên gia tài chính trong lĩnh vực quản lý tài sản sẽ tập trung chủ yếu vào phân tích dữ liệu để đưa ra các nhận định với bằng chứng dữ liệu cụ thể nhằm cung cấp góc nhìn độc lập và khách quan. Ngoài ra, việc hiểu về toàn bộ danh mục tài sản và phong cách đầu tư của bạn sẽ giúp các nhà quản lý tài sản thiết kế những giải pháp tài chính riêng cho bạn.
Công ty TNHH Đầu tư Cổ phần Vạn Phước Xuân hy vọng rằng bài viết trên đã mang đến nhiều thông tin hữu ích dành cho quý khách hàng, và nếu như bạn đang có ý định đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ quản lý tài sản, thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn chi tiết hơn nhé!
Công ty TNHH Đầu tư Cổ phần Vạn Phước Xuân – Công ty tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực Quản Lý Tài Sản tại Việt Nam
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: The Manor Office Tel, 93 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Email: contact@vpxholdings.com
- Hotline: (+84) 97 678 4139